- Trang chủ »
- Tin Tức , Truyền Thống »
- 10 CA KHÚC VỀ ĐẤT NƯỚC NHÂN NGÀY 30/4
Người đăng:
#trungnghiatn
30 tháng 4, 2014
Nhân dịp kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2013) - những ca khúc Cách Mạng & những ca khúc ra đời trong thời bình về non sông gấm vóc Việt Nam - để tưởng nhớ về một quá khứ hào hùng cũng như lòng tự hào dân tộc trong mỗi người lại trỗi dậy lên rất nhiều.
1. Tiến về Sài Gòn
Nhắc đến NSƯT Quang Hưng, người ta không thể không nhắc đến những bài hát như sinh ra chỉ để dành riêng cho ông. Và ông chính là người đầu tiên hát bài “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước, ngay vào thời khắc thiêng liêng của ngày 30/4 không thể nào quên.
Bài hát đã góp phần dấy lên phong trào quốc tế ủng hộ Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc. Cũng trong liên hoan quốc tế ca hát phản kháng đó, lần đầu tiên Quang Hưng được nghe bài ca Hồ Chí Minh do chính tác giả bài hát Ewan Maccon, nhạc sỹ, chiến sỹ hoà bình của nước Anh, biểu diễn. Quang Hưng đã học và trở về nước hát rất thành công bài hát này giới thiệu với đồng bào Việt Nam.
2. Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
"Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,
Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng
30 năm đấu tranh giành trọn vẹn non sông
30 năm dân chủ Cộng hoà kháng chiếc đã thành công.
Việt Nam Hồ Chí Minh! Việt Nam Hồ Chí Minh!
Việt Nam Hồ Chí Minh! Việt Nam Hồ Chí Minh!"
3. Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ
Giữa không khí rừng cờ hoa và khẩu hiệu rập trời chào mừng ngày Thanh niên, Ca khúc "Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ' của nhạc sĩ Triều Dâng vang lên gợi nhớ lại những ngày tháng hào hùng, khí phách của đất nước Việt Nam. Ca khúc do Hà Anh Tuấn trình bày đã thể hiện được một thế hệ thanh niên trẻ bất khuất, tràn trề sức sống kiên cường.
"...Là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh. Vì ngày mai ta xây dắp những công trình vĩ đại
Đồng lúa trĩu bông, quê ta nhà máy khói ngút trời cả Tổ quốc trong tương lai ánh điện tỏa sáng..."
4.Thành phố trẻ
Không ấn tượng bởi giọng hát trời phú nhưng bù lại Thanh Thảo luôn biết cách thể hiện những ca khúc gần gũi, đi vào tình cảm của khán giả. Được biết đến qua dòng nhạc dance sở trường nhưng Thanh Thảo cũng thành công với những ca khúc ca ngợi về tình cảm mẹ, đất nước.
Đặc biệt, trong ca khúc 'Thành phố trẻ' - Thanh Thảo đã mang một màu sắc tươi mới hơn đến ca khúc rất nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Tiến. Ca khúc ca ngợi về Thành phố Trẻ sau khi chiến tranh kết thúc là một nơi tràn ngập tiếng hát, hạnh phúc. Ở nơi đó là những người thanh niên yêu đời và vui vẻ với cuộc sống mới.
"...Thành phố tôi rất trẻ
Bạn hãy nghe họ hát về mình
Bằng trái tim rất trẻ
Bằng khát khao ngày mai..."
5. Đất nước trọn niềm vui
Ca khúc nổi tiếng nhất của Hoàng Hà là bài "Đất nước trọn niềm vui", được nhạc sĩ sáng tác vào đêm 26 tháng 4 năm 1975 tại nhà riêng ở Hà Nội. Bài hát được giao cho Đài Tiếng nói Việt Nam vào ngày hôm sau và được thể hiện lần đầu tiên bởi ca sĩ Trung Kiên. Lúc đó, nhiều người đã tưởng lầm rằng bài "Đất nước trọn niềm vui" được Hoàng Hà viết sau khi đã đến Sài Gòn. Tên bài hát "Đất nước trọn niềm vui" về sau đã được chọn làm tên của một tuyển tập nhạc ấn hành năm 1975 và tái bản năm 1985 về đề tài sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
6. Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh
Xuân Hồng tên thật Nguyễn Hồng Xuân, sinh năm 1928 tại Châu Thành, Tây Ninh. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân yêu thích nhạc tài tử đo đó ông học nhạc từ rất sớm. Sau 1975, đất nước thống nhất, ông giữ chức Trưởng phòng nghệ thuật sân khấu Sở Văn hoá, Phó Chủ tịch Hội văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Ông viết nhạc phẩm Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1978.
7. Năm anh em trên một chiếc xe tăng
"Năm anh em trên một chiếc xe tăng
Như năm bông hoa nở cùng một cội
Như năm ngón tay trên một bàn tay
Đã xung trận cả năm người như một.
Vào lính xe tăng anh trước anh sau
Cái nết ở anh mỗi người một tính
Nhưng khi hát ta hoà cùng một nhịp
Một người đau là tất cả quên ăn..."
8. Giải phóng miền Nam
Ngày 20 tháng 7 năm 1961 Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập do Trần Hữu Trang làm Chủ tịch. Hội đã giao cho ba nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng sáng tác tập thể một bài hát làm bài ca chính thức của Mặt trận. Các ông Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng đã phác thảo xong ca từ của bài hát trong vòng một tuần, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được phân công viết phần nhạc. Thế là giữa miền Nam bão lửa, được sự phân công của cách mạng, bộ ba Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ đã bắt tay xúm lại và chỉ một tuần lễ sau, ca khúc "Giải phóng miền Nam" ra đời.
Khi nghe ba nhạc sĩ hát bài "Giải phóng miền Nam" lần đầu để duyệt, ông Phạm Hùng, khi đó là cán bộ cấp cao của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã đứng lên nói to: "Được rồi, hay lắm! Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng! Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng! Vận nước đã đến rồi... Hay hết sức! Hoan nghênh và cảm ơn các đồng chí". Sau đó bài “Giải phóng miền Nam” được mang tên chung của ba người là Huỳnh Minh Siêng.
9. Đất nước
Bài thơ “Đất nước” xuất phát từ một câu chuyện có thật ở tỉnh Thái Bình về một bà mẹ liệt sĩ. Khi ông làm xong bài thơ, bạn bè góp ý rằng, đất nước Việt Nam mình có biết bao bà mẹ như thế, giờ biết in ở đâu, tốt nhất nên gửi về… Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ, bởi Phú Thọ là nơi cội nguồn dân tộc, để các bà mẹ đất Tổ đọc, như vậy sẽ thấm đẫm biểu tượng về những Người mẹ - Tổ quốc. Tưởng nghe cho vui ai dè Tạ Hữu Yên làm theo thật. Bài thơ được in trên Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ và… chìm vào yên lặng.
Sau đó, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn rung cảm trước bài thơ với hình tượng thiêng liêng về đất nước, Phạm Minh Tuấn đã phổ nhạc, đó là cơ duyên để ra đời ca khúc bất hủ mang tiếng lòng Việt Nam:
"Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về, mình mẹ lặng im…"
10. Việt Nam quê hương tôi
Bài hát được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ(1968).Ca khúc Việt Nam quê hương tôi của nhạc sỹ Đỗ Nhuận. Ông viết bài hát này cách đây hơn bốn mươi năm – với những hình ảnh, những giai điệu mà trước kia không ít người, trong đó có tôi đã có lúc hoài nghi: những sáng tác văn học nghệ thuật nói chung trong những năm tháng đất nước phải đối mặt với cái chết sẽ không thể thanh bình và thơ mộng đến nhường ấy.
Nhạc sỹ Đỗ Nhuận như “một người được chọn” trong lúc đó để gửi đi thông điệp về dân tộc mình tới mọi con người trên thế gian. Đấy là Tổ quốc tôi, một xứ sở của những vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng và luôn mơ ước về sự thanh bình.
Một xứ sở thanh bình là khát vọng lớn hơn tất thảy nhưng cũng thật giản dị, nhỏ bé tồn tại sâu thẳm trong con người nhạc sỹ, trong mỗi con người Việt Nam, trong mỗi dân tộc trên thế giới. Dân tộc Việt Nam hiểu được điều đó và đã chiến đấu cho điều đó.
Nguồn: internet